1. Vào website, bấm F12, chọn tab Network rồi bấm F5 (nếu website bạn cài cache thì check vào Disable cache trước)
2. Chờ website load xong, xem DomContentLoaded xem bao nhiêu giây, thông số này thể hiện thời gian tải html của website (không tính các file khác) và biên dịch xong. Nhìn vào đây có thể đoán được là server của bạn nhanh hay chậm, html của bạn nặng hay nhẹ, chi tiết sẽ xem trong phần timeline. Di chuột vào đó có thể thấy được trình duyệt của bạn gửi cho server bao nhiêu request, theo quan điểm cá nhân của mình thì nên ở mức dưới 50 request, cao quá không tốt.
3. Thông số Load màu đỏ thể hiện thời gian mà trình duyệt tải hết tất cả các file về. Lưu ý là các file tải về 1 cách song song nên nhìn vào thông số load không thể khẳng định được gì nhiều. Chi tiết sẽ xem sau.
4. Thông số finish thể hiện thời gian GẦN ĐÚNG mà người dùng tải xong website và có thể xem website. Mình nói là gần đúng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan khác nữa, ngâm cứu kỹ cái này sẽ thấy. Xem được 3 cái này đó là 2 thông số chính xác nhất thể hiện tốc độ website của bạn, các công cụ khác như GSP, GTMETRIC, PINGDOM… chỉ mang tính chất tham khảo.
5. Ở 4 bước trên bạn sẽ biết được website của bạn load bao nhiêu thời gian, chậm không, chậm thế nào… 4 bước tiếp theo đây sẽ giúp bạn tối ưu triệt để website của mình, từng file từng file một.
Tiếp theo ở cột Name các bạn di chuột hết tất cả các file để kiểm tra xem có file nào được yêu cầu từ website khác hay không, nếu có thì nghiên cứu bỏ bớt hoặc tìm phương án thay thế, ở cột này chúng ta thường gặp các file sau: file từ fb (bình luận fb, like fb…), google anal :v, google font… Hạn chế sd google font các bạn nhé, nếu sd thì nên chọn 1 cái duy nhất thôi.
6. Tiếp theo bạn kéo lên trên ở cột Status các bạn sort giảm dần và kiểm tra xem có file nào bị fail không, nếu bị thì kiểm tra file đó từ đâu, nguyên nhân vì sao không tải được. Thường thì Status 200 là ok nhất.
7. Sau đó bạn sort theo cột Size để kiểm tra website mình có file nào nặng không, nếu nặng quá thì optimize nó xuống, thường các bạn sẽ gặp hình ảnh nặng, nếu gặp file html nặng và ảnh hưởng nhiều đến tốc độ website thì cố gắng tối giản nó (bỏ bớt thành phần, bỏ bớt inline CSS, bỏ khoảng trắng…)
8. Ở cột Time cũng sort tương tự và tìm hiểu xem file nào tải chậm, nguyên nhân vì sao… và tìm cách tối ưu các file này, nếu là hình ảnh thì nén nó lại, nếu là css js thì minify…
Vậy là làm xong 8 bước này bạn đã có thể tự mình tối ưu tốc độ WordPress mà không cần đến công cụ hỗ trợ. 8 bước trên chỉ là những điều cơ bản mình dựa theo kinh nghiệm của mình, không theo sách vở, thầy cô nào nên có thể sẽ sai về mặt lý thuyết, rất mong được góp ý từ mọi người.
Trả lời